Trong lòng hàng triệu người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới, luật trong đá bóng là một khái niệm không thể thiếu. Đây chính là nền tảng và cốt lõi của môn thể thao vua, nó xác định các quy tắc và quyền hạn mà cầu thủ sẽ phải tuân thủ khi tham gia thi đấu trong mỗi trận đấu. Luật bóng đá sẽ tạo nên sự công bằng, hấp dẫn và kịch tính trong từng pha bóng, đồng thời mang lại những giá trị văn hóa và xã hội sâu sắc. Hãy cùng livefootball.net khám phá hành trình và vai trò quan trọng mà nó đóng góp cho môn thể thao vua này.

luật bóng cơ bản
Luật bóng đá cơ bản

Luật bóng đá là gì?

Đây là một hệ thống gồm các quy định được sử dụng một cách thống nhất trong bộ môn thể thao bóng đá, được áp dựng tại tất cá các quốc gia trên toàn thế giới. Tính từ năm 1886 cho đến này thì nó được quản lý chính thức bởi International Football Association Board hay có tên gọi tắt là IFAB.

17 điều luật cơ bản trong bóng đá

Điều luật 1: Sân thi đấu

Sân thi đấu chính thức trong bóng đá là một khoảng không gian hình chữ nhật, nơi mà các cầu thủ sẽ thi đấu với nhau. Sân có chiều dài là 105m và có chiều rông là 68m. Các đường giới hạn trong sân bóng gồm có hai đường giới hạn theo chiều dọc gọi là đường biên dọc, hai đường giới hạn ngắn hơn theo chiều ngang gọi là đường biên ngang.

Đường thẳng được kẻ theo chiều ngang và chia sân bóng thành 2 phần bằng nhau gọi là đường giữa sân. Ở ngay chính giữa của đường giữa sân là tâm của sân, sử dụng tâm của sân để phát bóng, từ tâm của sân kẻ một đường tròn có bán kính 9m15 gọi là đường tròn giữa sân.

Nằm ở giữa 2 đường biên ngang gọi là khu cầu môn với khung thành có chiều ngang là 7,32m và chiều cao là 2,44m. Khu vực thủ môn được dùng tay bắt bóng gọi là vùng cấm địa hay khu vực 16m50. Những cầu thủ phạm lỗi ở trong khu vực này sẽ bị trọng tài thổi phạt penalty. Cầu thủ phe bạn sẽ được đá penalty, điểm đặt bóng của quả phạt này sẽ nằm ở giữa và cách khung thành 11m.

Nằm ở gần sát khung thành sẽ là một khu vực nhỏ mà thủ môn sẽ thực hiện những cú phát bóng lên gọi là khu vực 5m50. Ở 4 góc của sân bóng sẽ là 4 chấm phạt góc.

Điều luật 2: Quả bóng

Trong luật bóng đá thì quả bóng phải có hình cầu và nó được làm bằng da hoặc các chất liệu tổng hợp. Quả bóng gồm có 5 loại kích cỡ khác nhau và loại số 5 là loại tiêu chuẩn dùng trong bóng đá chuyên nghiệp, trọng lượng của quả bóng nặng từ 410 cho đến 450 gam và chu vi phải nằm trong khoảng từ 68 đến 70 cm và được bơm căng lên bởi áp suất từ 0,6 -1,1.

Điều luật 3: Số lượng cầu thủ

Số lượng cầu thủ trong luật bóng đá
Số lượng cầu thủ trong luật bóng đá

Mỗi một đội bóng sẽ có 11 cầu thủ trên sân. Trong đó sẽ có 10 cầu thủ và một thủ môn. Nếu một đội bóng có ít hơn 7 cầu thủ trên sân thì trọng tài có thể huỷ trận đấu. Theo luật đá bóng thì trong trận đấu một đội bóng sẽ được thay tối đa 3 cầu thủ, những cầu thủ ở ngoài sân được gọi là cầu thủ dự bị. Khi một cầu thủ trên sân bị chấn thương hoặc mệt mỏi và không thể thi đấu thì sẽ được thay ra ngoài, những cầu thủ dự bị sẽ được huấn luyện viên thay thế vào.

Điều luật 4: Trang phục

Luật đá bóng quy định mỗi đội bóng có một bộ trang phục riêng biệt. Trang phục phải thoải mái để cầu thủ có thể di chuyển và chơi bóng dễ dàng. Đội trưởng của mỗi đội bóng phải có một dải băng thắt trên cánh tay để phân biệt với các cầu thủ khác.

Một cầu thủ sẽ được trang bị giày, tất dài, bọc ống chân, quần đùi, áo thi đấu. Riêng thủ môn thì sẽ có một trang phục riêng để dễ dàng phân biệt với các cầu thủ còn lại.

Điều luật 5: Trọng tài chính

Trọng tài là người quản lý trận đấu và giám sát các cầu thủ để đảm bảo các cầu thủ sẽ tuân thủ đúng các luật bóng đá. Trọng tài có quyền phạt cầu thủ nếu họ vi phạm luật bóng đá. Trọng tài sẽ có 2 tấm thẻ phạt gọi là thẻ vàng và thẻ đỏ, cầu thủ nhận thẻ đỏ là cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng và sẽ bị đuổi trực tiếp ra khỏi trận đấu đó.

Trang bị của trọng tài bào gồm quần đùi, áo, giày và tất. Trang phục của trọng tài phải khác biệt hoàn toàn so với trang phục của cả 2 đội bóng để tránh nhầm lẫn.

Điều luật 6: Trợ lý trọng tài

Trong một trận đấu bóng đá, sẽ có hai trợ lý trọng tài chạy dọc theo 2 đường biên của mỗi đội, giúp cho trọng tài chính quản lý trận đấu. Các trợ lý trọng tài có nhiệm vụ giúp trọng tài quyết định các tình huống khó xử trong trận đấu như việt vị, bóng trong hoặc ngoài sân.

Điều luật 7: Thời gian thi đấu

Một trận đấu bóng đá thông thường sẽ kéo dài 90 phút, và được chia làm hai hiệp mỗi hiệp kéo dài 45 phút. Trong trường hợp có thêm thời gian bù giờ, trọng tài sẽ quyết định thêm thời gian thi đấu cho trận đấu. Trong một trận đấu loại trực tiếp thì nếu kết quả hòa sau hai hiệp thi đấu, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng một đợt thi đấu phụ (hiệp phụ) trong khoảng thời gian 30 phút. Tuy nhiên ở hiệp phụ thì 2 đội sẽ đổi sân thi đấu và đá liên tục chứ không có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp phụ.

Điều luật 8: Bắt đầu trận bóng

Trước mỗi hiệp đấu thì cả 2 đội sẽ tiến hành phát bóng ở giữa sân ngay tại điểm tâm của sân. Trước trận đấu trọng tài sẽ tung đồng xu, nhiệm vụ của 2 đội bóng là chọn đúng mặt của đồng xu, chọn chính xác sẽ có quyền được phát bóng trước hoặc để đối thủ phát bóng trước. Đội bóng nào bị ghi bàn sẽ được phát bóng lại.

Điều luật 9: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng trong cuộc là quả bóng sẽ di chuyển khắp mọi chỗ trong sân và được cầu thủ của 2 đội thay nhau điều khiển. Bóng được tính là ngoài cuộc nếu như xuất hiện 3 trường hợp sau. Trường hợp thứ nhất nếu như quả bóng nằm trong khung thành của một trong 2 đội bóng. Trường hợp 2 là quả bóng chạy ra khỏi đường biên ngang hoặc dọc. Trường hợp 3 là xuất hiện một tình huống không ngờ tới và trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu và đưa bóng từ bên ngoài vào lại.

Điều luật 10: Bàn thắng

Bàn thắng được tính là hợp lệ khi quả bóng đi qua vạch giới hạn của khung thành đối phương. Nếu một cầu thủ vi phạm luật đá bóng trong khoảng thời gian trước khi ghi bàn, bàn thắng này sẽ không được công nhận và đội có thể bị phạt. Kết thúc trận đấu thì đội bóng nào có nhiều bàn thắng hơn sẽ là đội chiến thắng.

Điều luật 11: Việt vị

Việt vị là tình huống xảy ra khi một cầu thủ tấn công đang đứng trong vị trí việt vị. Vị trí việt vị được quy định rằng nếu như cầu thủ bên phía tấn công có bất cứ một bộ phận nào nằm gần phía khung thành dối phương nhất và gần hơn cả cầu thủ đội bạn không tính thủ môn thì cầu thủ đó bị tính là việt vị nếu như nhận bóng từ đồng đội chuyền lên. Còn nếu như cầu thủ đó không tham gia tấn công thì sẽ không bị tính là việt vị.

Điều luật 12: Các lỗi và hành vi phạm lỗi

Một cầu thủ phạm lỗi sẽ bị trọng tài thổi phạt, đội bóng bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả đá phạt, những lỗi bị trọng tài thổi phạt bao gồm: Để bóng chạm tay, chơi bóng bạo lực, ngả giả vờ, phản đối trọng tài, lỗi ngoài sân cỏ.

Điều luật 13: Những quả đá phạt

Đá phạt xảy ra khi có một đội thực hiện hành vi phạm lỗi, đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả đá phạt, đá phạt theo luật đá bóng sẽ được chia thành 2 trường hợp là đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp.

Phạt trực tiếp là một loại phạt được thực hiện khi một cầu thủ vi phạm luật trong khu vực phạt. Nếu bóng đi vào khung thành đối phương sau khi đội bóng thực hiện quả đá phạt trực tiếp, thì đội thực hiện đá phạt trực tiếp sẽ được tính có một bàn thắng.

Phạt gián tiếp quy định cần có ít nhất 2 cầu thủ chạm bóng trước khi bóng rơi vào khung thành thì mới được tính là một bàn thắng hợp lệ.

Điều luật 14: Quả phạt đền

Phạt đền là một loại phạt được thực hiện khi một cầu thủ vi phạm luật đá bóng trong khu vực cấm của sân đối phương. Khi phạt đền, cầu thủ thực hiện sẽ được đứng tại điểm phạt đền và sút bóng vào khung thành đối phương. Đội bị phạt đền không được có cầu thủ đứng chắn trước khung thành trừ thủ môn.

Điều luật 15: Ném biên

Ném biên là tình huống xảy ra khi bóng chạy ra khỏi đường biên dọc, đội nào chạm bóng cuối cùng trước khi bóng lăn ra ngoài biên sẽ là đội bị ném biên. Quả ném biên trực tiếp đưa bóng vào khung thành đối phương sẽ không được công nhận bàn thắng.

Điều luật 16: Quy định về phát bóng

Nếu như bóng ra khỏi đường biên ngang từ chân đội tấn công thì đội bóng bị tấn công sẽ được quyền phát bóng, người phát bóng chỉ có thể là thủ môn hoặc hậu vệ, quả bóng phải được đặt nằm yên trong khu vực 16m50 và được phát đi, cầu thủ phát bóng chỉ được chạm bóng một lần trước khi bóng bay đến chân một cầu thủ khác.

Điều luật 17: Phạt góc

Phạt góc là một loại phạt được thực hiện khi cầu thủ phòng ngự phá bóng qua vạch biên ngang ở khu vực gần khung thành của mình. Phạt góc được thực hiện bằng cách đội tấn công sẽ đặt quả bóng vào góc sân, cầu thủ đá phạt góc có thể lựa chọn chuyền cho đồng đội hoặc sút vào lưới đối phương.

Việc nắm vững các điều luật cơ bản trong bóng đá là rất quan trọng đối với mọi người chơi, trọng tài và người hâm mộ. Với việc hiểu rõ các quy định và quy tắc của luật bóng đá, các tình huống trong trận đấu sẽ được giải quyết một cách công bằng và minh bạch. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm được kiến thức cơ bản và tổng quát về luật lệ trong môn thể thao vua.